3 xu hướng chính của thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

Những đổi mới của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2021 sẽ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực thanh toán, cung ứng hậu cần và kỹ thuật số.

Trong năm 2020, các nền tảng mua bán online lớn tại Việt Nam từ một sàn mua bán thuần tuý đã thêm vào những trò chơi giải trí, livestream, mang hơi hướm mạng xã hội.

Điều này theo ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành tại Shopee Việt Nam, do trong thời gian thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội tại nhà, người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang các nền tảng trực tuyến để vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày vừa phục vụ mục đích tương tác và giải trí. Do đó, các ứng dụng thương mại điện tử phải tích hợp nhiều yếu tố tương tác như trò chơi và livestream để gia tăng kết nối với người dùng.

Trong năm 2021, Shopee dự đoán có 3 xu hướng phát triển chính gồm tăng cường áp dụng thanh toán kỹ thuật số, đẩy mạnh dịch vụ hậu cần, thay đổi trong cách bán hàng của nhà bán.

Cụ thể, theo ghi nhận của Shopee, tổng số đơn đặt hàng được thanh toán qua ví điện tử Airpay trên toàn khu vực Đông Nam Á tăng trưởng gấp 4 lần. Trong đó, nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết các thị trường là nhóm người dùng trên 50 tuổi, minh chứng cho tính dễ tiếp cận của ví Airpay đối với độ tuổi thường được xem là khó thích ứng với thanh toán kỹ thuật số.

Trong bối cảnh chính phủ đang hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt, tình hình dịch bệnh trở thành nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình này ở một số khu vực, nơi phần lớn giao dịch tiêu dùng được thực hiện bằng tiền mặt.

Ngoài việc gia tăng sử dụng ví trên thương mại điện tử, các cửa hàng truyền thống cũng chấp nhận thanh toán ví nhiều hơn. Số lượng cửa hàng là đối tác tại Việt Nam sử dụng hình thức thanh toán qua ví AirPay cũng tăng gấp 2 lần trong năm 2020.

Trong năm 2021, Shopee nhận định người dùng mong đợi nhiều hơn về việc giao hàng hiệu quả. Do đó, các doanh nghiệp và nhà bán hàng cần sử dụng hiệu quả công nghệ để đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng với chi phí tiết kiệm. Để làm được điều này, cần theo dõi toàn bộ quá trình từ kiểm duyệt đến giao hàng, bao gồm cả việc liên tục củng cố mạng lưới hậu cần và năng lực kho hàng.

Trong năm 2020, ​​nhiều doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hậu cần với số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần.

Tại Việt Nam, những mặt hàng liên quan đến thực phẩm, sức khỏe và gia đình được vận chuyển từ kho hàng của Shopee tăng gấp 2 lần.

Cung ứng vận chuyển chính là chìa khoá của nhiều nền tảng mua bán online. Nó được đưa vào chiến lược phát triển của Tiki trong năm 2021. Ông Richard Triều Phạm, Giám đốc Tài chính tại Tiki, cho biết nền tảng này đã đầu tư hàng chục triệu USD vào công nghệ và hệ thống logistics mỗi năm, và dự kiến con số sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Công nghệ và chuỗi cung ứng đầu – cuối tại Tiki giúp đảm bảo thời gian xử lý đơn hàng và thời gian giao hàng ngắn nhất với chi phí thấp nhất nhờ vào việc cắt giảm các bước trung gian, tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu, xác định được tuyến đường nhanh nhất…

Năm 2020, Tiki ghi nhận chi phí logistics trên một đơn hàng giảm hơn 25% và tỷ lệ trả hàng chỉ dưới 1%.

Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp, từ những thương hiệu cao cấp cho đến doanh nghiệp nhỏ, đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến. Điều này dẫn đến xu hướng thứ 3, các doanh nghiệp và nhà bán phải thực hiện chiến lược kỹ thuật số sáng tạo để tiếp tục tiếp cận người dùng trong bối cảnh giãn cách xã hội.

Chẳng hạn, năm ngoái Shopee đã kết hợp với nhãn hàng Pond’s để tích hợp AI vào tư vấn mua sắm, tư vấn chăm sóc da cho khách hàng.

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 18% – mức cao nhất trong khu vực. Quy mô thị trường đạt 11,8 tỉ USD, chiếm khoảng 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Việt Nam cũng là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số. Mặc dù tăng trưởng về số lượng giao dịch so với cùng kỳ nhưng dịch bệnh khiến người dân mua sắm chủ yếu hàng hoá giá trị thấp, dẫn đến doanh thu giảm.

Hải Đăng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
5 Comments
  1. Edith nói

    Hello there, I found your website by the use of Google even as searching for a
    comparable topic, your website got here up, it
    appears to be like good. I’ve bookmarked it in my google bookmarks.

    Hi there, simply was aware of your weblog via Google, and found that it’s truly informative.
    I am gonna watch out for brussels. I will be grateful in the
    event you proceed this in future. A lot of other
    folks will be benefited from your writing. Cheers!

  2. Darwin nói

    With havin so much written content do you ever run into any issues of plagorism
    or copyright infringement? My site has a lot of exclusive content I’ve either written myself or
    outsourced but it seems a lot of it is popping it up all over the
    internet without my authorization. Do you know any methods to help
    protect against content from being stolen? I’d truly appreciate it.

  3. Christa nói

    Hello, I think your site might be having browser compatibility issues.
    When I look at your website in Opera, it looks fine but when opening in Internet Explorer, it
    has some overlapping. I just wanted to give you a quick heads up!
    Other then that, terrific blog!

  4. Isiah nói

    Hello there! Do you know if they make any plugins to protect against hackers?
    I’m kinda paranoid about losing everything I’ve worked hard on. Any recommendations?

  5. Serena nói

    Does your website have a contact page? I’m having trouble locating it but, I’d like to shoot you an email.
    I’ve got some recommendations for your blog you might be interested in hearing.
    Either way, great blog and I look forward to seeing
    it expand over time.

Được đóng lại, nhưng trackback và pingback được mở.